Ở Việt Nam tỷ lệ các nữ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và có công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế vẫn thấp hơn so với nam giới.
Chiều 13/6, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp cùng Hội đồng Anh tổ chức chương trình tọa đàm “Tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực STEM tại Việt Nam - Enhancing participation of female researchers in STEM in Viet Nam”.
Đến dự và phát biểu khai mạc chương trình có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam.
Tọa đàm được dẫn dắt bởi bà Hoàng Vân Anh, Giám đốc chương trình Giáo dục, Hội đồng Anh tại Việt Nam.
Toàn cảnh của chương trình tọa đàm
Các diễn giả của buổi tọa đàm là các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học nữ và nữ sinh viên đang công tác, nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực STEM, bao gồm: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Scott MacDonald, Tổng Giám đốc Hội đồng Anh toàn cầu; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm giáo dục STEM, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; và em Ngô Phương Trang, Sinh viên năm ba ngành Máy tính và Khoa học Thông tin, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ đang công tác trong và ngoài Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các sinh viên đang theo học tại trường.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại sự kiện
Tại đây, một số vấn đề hấp dẫn đã được đem ra thảo luận như: Tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của nữ giới trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật; Những thách thức mà nữ giới gặp phải khi tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực STEM (rào cản và định kiến giới, khoảng cách về giới, trải nghiệm cá nhân về định kiến vô hình và ảnh hưởng tới các nhà nữ khoa học); Các sáng kiến và mô hình tốt trong việc thúc đẩy nữ giới tham gia vào các lĩnh vực STEM đang được triển khai ở Việt Nam và trên thế giới.
Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam phát biểu
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện nhà trường có hơn 500 giảng viên, trong đó số giảng viên nữ chiếm 40%, tương đương hơn 200 người và khoảng 55% số sinh viên của trường là nữ.
Nhiều người cho rằng các ngành khoa học tự nhiên chỉ phù hợp với phái mạnh, nhưng những thành công của đội ngũ các nhà khoa học nữ đạt được trong nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng đã góp phần không nhỏ khẳng định vị thế của nhà trường.
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ các nữ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và có công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế vẫn thấp hơn so với nam giới.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Có mặt tại hội trường Ngụy Như Kon Tum, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà bồi hồi khi nhớ lại thời điểm cách đây hơn 30 năm, cũng tại chính nơi này, chị đã trở thành sinh viên khoa Hóa, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).
Với những thách thức mà bản thân gặp phải khi tham gia nghiên cứu khoa học, chị chia sẻ câu chuyện vào năm 1991, khi bắt đầu học tiến sĩ, chị theo đuổi một đề tài nhưng vất vả làm thí nghiệm đến nửa năm vẫn giậm chân tại chỗ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thầy giáo hướng dẫn lúc đó là Nhà giáo ưu tú, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Triệu đã khuyên chị nên đổi đề tài. Thế nhưng, đến lúc tưởng như phải huỷ bỏ đề tài thì thí nghiệm lại bất ngờ cho ra được kết quả.
Đến bây giờ, chị vẫn không thể quên được giây phút xúc động và ngập tràn hạnh phúc khi thí nghiệm năm xưa thành công.
“Theo đuổi khoa học là điều không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn có đam mê, yêu thích việc tiếp thu kiến thức, nghiên cứu, tìm tòi và khám phá, bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn”, chị khẳng định.
Trong lĩnh vực của chị, có những quá trình thí nghiệm kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ, chuyện ở phòng thí nghiệm (lab) đến nửa đêm cũng không hiếm. Dẫu vậy, chị thấy mình may mắn khi luôn nhận được sự ủng hộ và thấu hiểu từ chồng.
Chủ nhân của Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018 cho biết thêm, trong thời gian chị đi học tại Úc, chồng đã đưa con nhỏ cùng sang sinh sống và hỗ trợ để chị có thể hoàn thành tấm bằng thạc sĩ.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm giáo dục STEM, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang lại có những tâm sự gần gũi về câu chuyện của chị - một bà mẹ 3 con và là người đứng đầu Trung tâm giáo dục STEM của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh ra và lớn lên tại Cần Thơ, chị Trang đã ấp ủ giấc mơ đi du học từ những ngày còn học trung học phổ thông. Những năm tháng ấy, chị đều đặn mỗi tuần đạp xe ra khu vực bến Ninh Kiều nổi tiếng, tìm kiếm và nói chuyện với du khách nước ngoài để rèn luyện tiếng Anh.
Dù có người e ngại và thấy ngành Hoá học nhàm chán, chị lại tìm thấy điều thú vị. Bởi khi nghiên cứu ngành học này, ta chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ của chất thôi cũng có thể tạo ra những phản ứng hoá học hoàn toàn mới.
Khi bắt đầu theo học tiến sĩ ngành Hóa học tại Đại học Birmingham, Vương quốc Anh, chị quyết định dẫn theo cô con gái 4 tuổi. Quãng thời gian con học chương trình tiểu học tại đây, bé tỏ ra hết sức hào hứng và có kết quả rất tốt ở môn Khoa học.
Thế nhưng khi mới về nước, bé không còn yêu thích và nói với mẹ rằng không muốn học môn Khoa học nữa. Chị tìm hiểu và nhận thấy cách dạy các môn khoa học tự nhiên như học thuộc lòng công thức hay làm bài tập lý thuyết không phải là cách dạy và học phù hợp cho những môn học này. Học sinh cần được vào phòng thí nghiệm, trực tiếp thực hành, được tham gia các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo.
Vậy là, sau 4 năm trải nghiệm nền giáo dục Anh Quốc, với những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm tích lũy được, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang đã bắt đầu tham gia nghiên cứu phương pháp STEM, xây dựng các dự án giáo dục, biên soạn tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên các tỉnh, thành theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục STEM.
Ngô Phương Trang, sinh viên năm ba ngành Máy tính và Khoa học Thông tin, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Em Ngô Phương Trang, sinh viên ngành Máy tính và Khoa học Thông tin là diễn giả trẻ nhất tại tọa đàm. Phương Trang là thủ khoa đầu vào khối A1 năm 2020 của trường, là đại diện cho thế hệ những nữ sinh viên tài năng của khối ngành STEM.
Sinh trưởng trong một gia đình có ông bà, bố mẹ đều làm giáo viên, Phương Trang cho biết đây là nền tảng và nguồn động lực to lớn để em theo đuổi khoa học. Em kể rằng mình được truyền cảm hứng học toán từ bố mình. Ngay từ khi học trung học cơ sở, em đã rất thích học toán, say mê dành hàng giờ đồng hồ chỉ để giải bằng được một đề toán khó.
Khi học lớp chuyên Toán tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Phương Trang mới bắt đầu để ý đến khoảng cách giới khi lớp chỉ có 11 bạn nữ trên tổng số hơn 30 thành viên. Là học sinh chuyên Toán, em cũng thường gặp phải nhận xét “con gái không giỏi toán bằng con trai”.
Đối với quyết định lựa chọn ngành Máy tính và Khoa học Thông tin, một ngành được xem là khó, em nói mình đam mê và muốn thử thách bản thân ở lĩnh vực mà mọi người thường có định kiến là con gái không thể làm được.
Thế nhưng, em chia sẻ rằng, ngay tại Khoa Toán - Cơ - Tin học, có lớp K67 (năm thứ nhất) ngành Khoa học máy tính hiện chỉ có đúng duy nhất 1 bạn nữ.
Đưa ra giải pháp để thu hẹp khoảng cách giới trong các ngành STEM, nữ sinh cho ý kiến cần tạo được sức ảnh hưởng, nguồn cảm hứng tới các bạn nhỏ. Công việc này càng làm sớm được bao nhiêu thì chúng ta có thể xóa được khoảng cách giới trong các ngành STEM nhanh bấy nhiêu.
Nhiều nhà khoa học, giảng viên và các bạn sinh viên theo dõi buổi tọa đàm cũng có những câu hỏi trao đổi trực tiếp và cởi mở với diễn giả.
Tiến sĩ Hoàng Thị Thu Hương, giảng viên khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trải lòng câu chuyện của mình.
Chị cho biết, lĩnh vực nghiên cứu của mình là Địa lý nhân văn nên khác với các đồng nghiệp trong lĩnh vực STEM phải làm việc trong phòng thí nghiệm, công việc của chị yêu cầu phải đi thực địa. Hiện đang theo đuổi một dự án nghiên cứu du lịch tại các khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số, chị thường xuyên có những chuyến đi xa nhà nhiều ngày.
Chồng chị công tác trong quân đội nên cũng thường xuyên vắng nhà. Vậy là, mỗi lần lên kế hoạch các chuyến đi thực địa, câu hỏi đầu tiên và là vấn đề quan trọng nhất đối với chị là “Nếu đi thì ai sẽ trông con?”.
Thấu hiểu được tâm sự trên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang cũng tâm sự rằng, có nhiều đồng nghiệp nữ của chị, trước những cơ hội được đề đạt hay giao thêm nhiệm vụ để phát triển thường ngần ngại vì muốn dành nhiều thời gian thêm cho gia đình hoặc thường phân vân “Hay chờ cho con lớn thêm một chút”.
Nữ tiến sĩ cũng nhấn mạnh, không phải những định kiến ngoài kia, mà thậm chí có nhiều nhà khoa học nữ, nhà lãnh đạo nữ đôi lúc cũng cảm thấy mình “có lỗi” khi không thể dành nhiều thời gian bên chồng, con và những người thân yêu. Chính suy nghĩ này nhiều khi đã cản bước họ dấn thân và cống hiến nhiều hơn cho khoa học.
Lắng nghe những chia sẻ trên, ông Scott McDonald, Tổng Giám đốc Hội đồng Anh toàn cầu đã lấy những dẫn chứng cụ thể về tấm gương của những nhà khoa học nữ nổi tiếng như Marie Curie hay mới đây nhất là Katalin Kariko, người phụ nữ đứng sau công nghệ mRNA điều chế vaccine COVID-19.
Ông cho biết, Hội đồng Anh cùng các đối tác trên toàn cầu đã và đang có nhiều nỗ lực để mang lại các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nữ giới. Nhìn rộng ra hơn một chút, có thể thấy mặc dù nữ giới đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung nhưng cơ hội nghề nghiệp cho nữ giới khẳng định mình trong lĩnh vực STEM vẫn chưa nhiều.
Có thể kể tới nhiều chương trình, dự án đào tạo năng lực nghiên cứu, cấp học bổng cho nữ giới theo học lĩnh vực STEM, trao quyền cho nữ lãnh đạo và mở rộng mạng lưới cán bộ lãnh đạo nữ tại Việt Nam và Vương quốc Anh; thiết kế và đánh giá đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho nữ sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam; và một số nghiên cứu về bình đẳng giới trong giáo dục đại học ở Việt Nam.
Các diễn giả đều đồng ý rằng, không chỉ từ phía gia đình, đồng nghiệp hay những người thân xung quanh, nếu những nhà khoa học nữ nhận được sự thấu hiểu và ủng hộ của toàn hệ thống xã hội, họ sẽ cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh hơn và có cơ hội gặt hái thêm nhiều thành tựu trên con đường nghiên cứu khoa học.
Qua những chia sẻ tại diễn đàn, có thể nhận thấy trong thời gian qua, bình đẳng giới đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục cũng như trong lĩnh vực STEM tại Việt Nam thông qua những kế hoạch hành động cụ thể.
Tuy nhiên, việc phát triển vai trò lãnh đạo của nữ giới vẫn còn gặp nhiều hạn chế như: Quan niệm truyền thống cứng nhắc về giá trị và vai trò của nam và nữ; Bất bình đẳng trong giáo dục; Bất bình đẳng giới trong tham gia chính trị xã hội; Thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới cũng như các vị trí lãnh đạo của phụ nữ.
Nguồn: Báo Giáo dục
Đến dự và phát biểu khai mạc chương trình có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam.
Tọa đàm được dẫn dắt bởi bà Hoàng Vân Anh, Giám đốc chương trình Giáo dục, Hội đồng Anh tại Việt Nam.
Toàn cảnh của chương trình tọa đàm
Các diễn giả của buổi tọa đàm là các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học nữ và nữ sinh viên đang công tác, nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực STEM, bao gồm: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Scott MacDonald, Tổng Giám đốc Hội đồng Anh toàn cầu; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm giáo dục STEM, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; và em Ngô Phương Trang, Sinh viên năm ba ngành Máy tính và Khoa học Thông tin, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ đang công tác trong và ngoài Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các sinh viên đang theo học tại trường.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại sự kiện
Tại đây, một số vấn đề hấp dẫn đã được đem ra thảo luận như: Tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của nữ giới trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật; Những thách thức mà nữ giới gặp phải khi tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực STEM (rào cản và định kiến giới, khoảng cách về giới, trải nghiệm cá nhân về định kiến vô hình và ảnh hưởng tới các nhà nữ khoa học); Các sáng kiến và mô hình tốt trong việc thúc đẩy nữ giới tham gia vào các lĩnh vực STEM đang được triển khai ở Việt Nam và trên thế giới.
Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam phát biểu
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện nhà trường có hơn 500 giảng viên, trong đó số giảng viên nữ chiếm 40%, tương đương hơn 200 người và khoảng 55% số sinh viên của trường là nữ.
Nhiều người cho rằng các ngành khoa học tự nhiên chỉ phù hợp với phái mạnh, nhưng những thành công của đội ngũ các nhà khoa học nữ đạt được trong nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng đã góp phần không nhỏ khẳng định vị thế của nhà trường.
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ các nữ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và có công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế vẫn thấp hơn so với nam giới.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Có mặt tại hội trường Ngụy Như Kon Tum, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà bồi hồi khi nhớ lại thời điểm cách đây hơn 30 năm, cũng tại chính nơi này, chị đã trở thành sinh viên khoa Hóa, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).
Với những thách thức mà bản thân gặp phải khi tham gia nghiên cứu khoa học, chị chia sẻ câu chuyện vào năm 1991, khi bắt đầu học tiến sĩ, chị theo đuổi một đề tài nhưng vất vả làm thí nghiệm đến nửa năm vẫn giậm chân tại chỗ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thầy giáo hướng dẫn lúc đó là Nhà giáo ưu tú, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Triệu đã khuyên chị nên đổi đề tài. Thế nhưng, đến lúc tưởng như phải huỷ bỏ đề tài thì thí nghiệm lại bất ngờ cho ra được kết quả.
Đến bây giờ, chị vẫn không thể quên được giây phút xúc động và ngập tràn hạnh phúc khi thí nghiệm năm xưa thành công.
“Theo đuổi khoa học là điều không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn có đam mê, yêu thích việc tiếp thu kiến thức, nghiên cứu, tìm tòi và khám phá, bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn”, chị khẳng định.
Trong lĩnh vực của chị, có những quá trình thí nghiệm kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ, chuyện ở phòng thí nghiệm (lab) đến nửa đêm cũng không hiếm. Dẫu vậy, chị thấy mình may mắn khi luôn nhận được sự ủng hộ và thấu hiểu từ chồng.
Chủ nhân của Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018 cho biết thêm, trong thời gian chị đi học tại Úc, chồng đã đưa con nhỏ cùng sang sinh sống và hỗ trợ để chị có thể hoàn thành tấm bằng thạc sĩ.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm giáo dục STEM, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang lại có những tâm sự gần gũi về câu chuyện của chị - một bà mẹ 3 con và là người đứng đầu Trung tâm giáo dục STEM của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh ra và lớn lên tại Cần Thơ, chị Trang đã ấp ủ giấc mơ đi du học từ những ngày còn học trung học phổ thông. Những năm tháng ấy, chị đều đặn mỗi tuần đạp xe ra khu vực bến Ninh Kiều nổi tiếng, tìm kiếm và nói chuyện với du khách nước ngoài để rèn luyện tiếng Anh.
Dù có người e ngại và thấy ngành Hoá học nhàm chán, chị lại tìm thấy điều thú vị. Bởi khi nghiên cứu ngành học này, ta chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ của chất thôi cũng có thể tạo ra những phản ứng hoá học hoàn toàn mới.
Khi bắt đầu theo học tiến sĩ ngành Hóa học tại Đại học Birmingham, Vương quốc Anh, chị quyết định dẫn theo cô con gái 4 tuổi. Quãng thời gian con học chương trình tiểu học tại đây, bé tỏ ra hết sức hào hứng và có kết quả rất tốt ở môn Khoa học.
Thế nhưng khi mới về nước, bé không còn yêu thích và nói với mẹ rằng không muốn học môn Khoa học nữa. Chị tìm hiểu và nhận thấy cách dạy các môn khoa học tự nhiên như học thuộc lòng công thức hay làm bài tập lý thuyết không phải là cách dạy và học phù hợp cho những môn học này. Học sinh cần được vào phòng thí nghiệm, trực tiếp thực hành, được tham gia các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo.
Vậy là, sau 4 năm trải nghiệm nền giáo dục Anh Quốc, với những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm tích lũy được, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang đã bắt đầu tham gia nghiên cứu phương pháp STEM, xây dựng các dự án giáo dục, biên soạn tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên các tỉnh, thành theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục STEM.
Ngô Phương Trang, sinh viên năm ba ngành Máy tính và Khoa học Thông tin, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Em Ngô Phương Trang, sinh viên ngành Máy tính và Khoa học Thông tin là diễn giả trẻ nhất tại tọa đàm. Phương Trang là thủ khoa đầu vào khối A1 năm 2020 của trường, là đại diện cho thế hệ những nữ sinh viên tài năng của khối ngành STEM.
Sinh trưởng trong một gia đình có ông bà, bố mẹ đều làm giáo viên, Phương Trang cho biết đây là nền tảng và nguồn động lực to lớn để em theo đuổi khoa học. Em kể rằng mình được truyền cảm hứng học toán từ bố mình. Ngay từ khi học trung học cơ sở, em đã rất thích học toán, say mê dành hàng giờ đồng hồ chỉ để giải bằng được một đề toán khó.
Khi học lớp chuyên Toán tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Phương Trang mới bắt đầu để ý đến khoảng cách giới khi lớp chỉ có 11 bạn nữ trên tổng số hơn 30 thành viên. Là học sinh chuyên Toán, em cũng thường gặp phải nhận xét “con gái không giỏi toán bằng con trai”.
Đối với quyết định lựa chọn ngành Máy tính và Khoa học Thông tin, một ngành được xem là khó, em nói mình đam mê và muốn thử thách bản thân ở lĩnh vực mà mọi người thường có định kiến là con gái không thể làm được.
Thế nhưng, em chia sẻ rằng, ngay tại Khoa Toán - Cơ - Tin học, có lớp K67 (năm thứ nhất) ngành Khoa học máy tính hiện chỉ có đúng duy nhất 1 bạn nữ.
Đưa ra giải pháp để thu hẹp khoảng cách giới trong các ngành STEM, nữ sinh cho ý kiến cần tạo được sức ảnh hưởng, nguồn cảm hứng tới các bạn nhỏ. Công việc này càng làm sớm được bao nhiêu thì chúng ta có thể xóa được khoảng cách giới trong các ngành STEM nhanh bấy nhiêu.
Nhiều nhà khoa học, giảng viên và các bạn sinh viên theo dõi buổi tọa đàm cũng có những câu hỏi trao đổi trực tiếp và cởi mở với diễn giả.
Tiến sĩ Hoàng Thị Thu Hương, giảng viên khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trải lòng câu chuyện của mình.
Chị cho biết, lĩnh vực nghiên cứu của mình là Địa lý nhân văn nên khác với các đồng nghiệp trong lĩnh vực STEM phải làm việc trong phòng thí nghiệm, công việc của chị yêu cầu phải đi thực địa. Hiện đang theo đuổi một dự án nghiên cứu du lịch tại các khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số, chị thường xuyên có những chuyến đi xa nhà nhiều ngày.
Chồng chị công tác trong quân đội nên cũng thường xuyên vắng nhà. Vậy là, mỗi lần lên kế hoạch các chuyến đi thực địa, câu hỏi đầu tiên và là vấn đề quan trọng nhất đối với chị là “Nếu đi thì ai sẽ trông con?”.
Thấu hiểu được tâm sự trên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang cũng tâm sự rằng, có nhiều đồng nghiệp nữ của chị, trước những cơ hội được đề đạt hay giao thêm nhiệm vụ để phát triển thường ngần ngại vì muốn dành nhiều thời gian thêm cho gia đình hoặc thường phân vân “Hay chờ cho con lớn thêm một chút”.
Nữ tiến sĩ cũng nhấn mạnh, không phải những định kiến ngoài kia, mà thậm chí có nhiều nhà khoa học nữ, nhà lãnh đạo nữ đôi lúc cũng cảm thấy mình “có lỗi” khi không thể dành nhiều thời gian bên chồng, con và những người thân yêu. Chính suy nghĩ này nhiều khi đã cản bước họ dấn thân và cống hiến nhiều hơn cho khoa học.
Lắng nghe những chia sẻ trên, ông Scott McDonald, Tổng Giám đốc Hội đồng Anh toàn cầu đã lấy những dẫn chứng cụ thể về tấm gương của những nhà khoa học nữ nổi tiếng như Marie Curie hay mới đây nhất là Katalin Kariko, người phụ nữ đứng sau công nghệ mRNA điều chế vaccine COVID-19.
Ông cho biết, Hội đồng Anh cùng các đối tác trên toàn cầu đã và đang có nhiều nỗ lực để mang lại các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nữ giới. Nhìn rộng ra hơn một chút, có thể thấy mặc dù nữ giới đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung nhưng cơ hội nghề nghiệp cho nữ giới khẳng định mình trong lĩnh vực STEM vẫn chưa nhiều.
Có thể kể tới nhiều chương trình, dự án đào tạo năng lực nghiên cứu, cấp học bổng cho nữ giới theo học lĩnh vực STEM, trao quyền cho nữ lãnh đạo và mở rộng mạng lưới cán bộ lãnh đạo nữ tại Việt Nam và Vương quốc Anh; thiết kế và đánh giá đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho nữ sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam; và một số nghiên cứu về bình đẳng giới trong giáo dục đại học ở Việt Nam.
Các diễn giả đều đồng ý rằng, không chỉ từ phía gia đình, đồng nghiệp hay những người thân xung quanh, nếu những nhà khoa học nữ nhận được sự thấu hiểu và ủng hộ của toàn hệ thống xã hội, họ sẽ cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh hơn và có cơ hội gặt hái thêm nhiều thành tựu trên con đường nghiên cứu khoa học.
Qua những chia sẻ tại diễn đàn, có thể nhận thấy trong thời gian qua, bình đẳng giới đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục cũng như trong lĩnh vực STEM tại Việt Nam thông qua những kế hoạch hành động cụ thể.
Tuy nhiên, việc phát triển vai trò lãnh đạo của nữ giới vẫn còn gặp nhiều hạn chế như: Quan niệm truyền thống cứng nhắc về giá trị và vai trò của nam và nữ; Bất bình đẳng trong giáo dục; Bất bình đẳng giới trong tham gia chính trị xã hội; Thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới cũng như các vị trí lãnh đạo của phụ nữ.
Nguồn: Báo Giáo dục