Ngày 8/7/2024, tại Hòa Lạc, ĐHQGHN tổ chức chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ hai năm 2024. Đây là diễn đàn đối thoại giữa lãnh đạo ĐHQGHN và các cán bộ khoa học đang công tác tại các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN nhằm giải đáp các vấn đề xung quanh việc triển khai chính sách hỗ trợ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại ĐHQGHN.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng và các ban chức năng đã trực tiếp giải đáp các ý kiến trao đổi của các nhà khoa học tham dự đối thoại bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN, lãnh đạo phòng/bộ phận KHCN, đại diện nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm/trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN.
Trưởng ban Khoa học - Công nghệ Trần Thị Thanh Tú điểm lại kết quả phiên đối thoại lần thứ nhất và thông tin một số chính sách mới ban hành Tại phiên đối thoại, Trưởng ban Khoa học - Công nghệ Trần Thị Thanh Tú điểm lại kết quả của phiên đối thoại lần thứ nhất năm 2024 được tổ chức vào tháng 3/2024. Theo đó, ĐHQGHN đã hỗ trợ 23 đề tài QG do các nhà khoa học dưới 40 tuổi làm chủ nhiệm đề tài; 100% đề tài QG nhận hỗ trợ từ ĐHQGHN đều do nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm trọng điểm chủ trì.
Trưởng ban Trần Thị Thanh Tú cho biết, ngày 03/7/2024, ĐHQGHN đã ban hành Thông báo số 3138/TB-ĐHQGHN về việc Thí điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học xuất sắc của ĐHQGHN. Trước đó, ngày 14/6/2024, ĐHQGHN cũng đã ban hành Hướng dẫn số 2622/HD-ĐHQGHN về việc Hỗ trợ công bố Quốc tế. Hiện nay, ĐHQGHN cũng đang nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển Nhà khoa học, Nhóm nghiên cứu xuất sắc. Qua đó, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt hỗ trợ tài chính đối với nhà khoa học của ĐHQGHN đã có nhiều điểm mới đáng kể.
Theo thông báo 3138/TB-ĐHQGHN, các cán bộ khoa học có các công bố vượt trội sẽ được hưởng mức hỗ trợ với hệ số gấp từ 1,5 lần đến 3 lần so với mức hỗ trợ hiện hành đang áp dụng theo Hướng dẫn số 2622/HD-ĐHQGHN đối với bài báo và Hướng dẫn số 2695/HD-ĐHQGHN đối với đơn đăng ký bảo hộ. Đây là mức hỗ trợ cao nhất mà ĐHQGHN áp dụng. Chính sách tập trung vào các công trình công bố đỉnh cao, áp dụng đối với Bài báo từ Q2 trở lên đã được công bố và áp dụng đối với Đơn đăng ký bảo hộ đã được chấp nhận hợp lệ trong khoảng thời gian từ ngày 01/1/2024 đến ngày 31/03/2025. Quy trình thực hiện được rút gọn, giảm thiểu thủ tục hành chính và tạo điều kiện tối đa đối với cán bộ khoa học.
Hiện chính sách được thí điểm áp dụng đối với cán bộ khoa học cơ hữu tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Việt Nhật, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật và các Viện Nghiên cứu, đáp ứng các tiêu chí cơ bản: Cán bộ khoa học là tác giả đứng đầu/tác giả liên hệ của ít nhất 04 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học thuộc nhóm Q1, Q2 theo Scimago và tương đương, được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu Scopus và/hoặc cơ sở dữ liệu Web of Science - WoS hoặc cán bộ khoa học là tác giả chính của ít nhất 02 bằng độc quyền/đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ đối với bằng độc quyền sáng chế hoặc ít nhất 03 đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc quốc tế cấp.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho rằng cần tập trung vào yếu tố quốc tế hóa giáo dục và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ Phát biểu tại buổi đối thoại, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân nhấn mạnh, để thực hiện Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2030 trở thành đại học thuộc nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới, gia tăng các chỉ số khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là hết sức quan trọng. Thông qua chính sách thí điểm này sẽ là cơ sở đánh giá việc xác định một trong các tiêu chí cán bộ khoa học xuất sắc hiện ĐHQGHN đang xây dựng. ĐHQGHN kỳ vọng với những điểm mới của chính sách này sẽ hỗ trợ thiết thực, góp phần tạo động lực cho cán bộ khoa học phát huy số lượng và đảm bảo chất lượng công bố khoa học.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho biết, để đạt được mục tiêu đến năm 2030, ĐHQGHN trở thành đại học trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới cần chú trọng yếu tố quốc tế hóa giáo dục và tiềm lực khoa học công nghệ. Về quốc tế hóa, cần tập trung vào chất lượng giảng viên, sinh viên đạt chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, sinh viên tốt nghiệp đảm bảo năng lực làm việc trong môi trường quốc tế. Về khoa học công nghệ, các nhà khoa học và sản phẩm khoa học công nghệ phải đạt chuẩn quốc tế; muốn làm được điều này đòi hỏi chính sách để đầu tư vun cao.
Các nhà khoa học tham gia buổi đối thoại đã được Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn, Trưởng ban Khoa học - Công nghệ Trần Thị Thanh Tú giải đáp các băn khoăn xoay quanh việc thí điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học xuất sắc của ĐHQGHN.
PGS. TS Phạm Tiến Đức - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đề nghị làm rõ hơn các tiêu chí để xác định công trình vượt trội. Trưởng ban Trần Thị Thanh Tú cho biết, văn bản 3138/TB-ĐHQGHN nêu rõ tiêu chí cơ bản để xét hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học như sau: (i) Đối với bài báo từ Q2: từ bài thứ 04 trở lên được tính là công trình vượt trội; (ii) Đối với đơn đăng ký bảo hộ: từ đơn thứ 2 trở lên đối với sáng chế và đơn thứ 3 trở lên đối với giải pháp hữu ích, được tính là công trình vượt trội; Các công trình trước đó có thể đã được tài trợ từ đề tài/dự án, hỗ trợ/thưởng từ nguồn khác, quy đổi/giảm giờ giảng … hoặc không và được xét hỗ trợ theo quy định tại Hướng dẫn số 2622/HD-ĐHQGHN đối với bài báo và Hướng dẫn số 2695/HD-ĐHQGHN đối với đơn đăng ký bảo hộ.
PGS.TS Trần Mạnh Trí cho rằng cần có sự linh hoạt trong thực thi chính sách Góp ý cho chính sách, PGS.TS Trần Mạnh Trí - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho rằng, cấn có sự linh hoạt trong việc xác định thời gian bài báo khoa học được công bố hay thời gian bài báo được nhà xuất bản quốc tế chấp nhận công bố. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế quy đổi giữa bài báo và quyền sở hữu trí tuệ.
Cùng quan điểm với PGS. Trần Mạnh Trí, theo GS. Trần Xuân Tú - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, đây là chính sách rất cởi mở và định hướng hỗ trợ tốt cho nhà khoa học. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy số lượng đăng ký sở hữu trí tuệ của ĐHQGHN chưa tương xứng với tiềm lực. Do vậy, có thể xem xét quy đổi giữa công bố quốc tế và quyền sở hữu trí tuệ.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân bày tỏ sự nhất trí cao với quan điểm này. Ông cho rằng muốn hướng đến đại học đổi mới sáng tạo thì phải tăng cường số lượng và chất lượng sở hữu trí tuệ. Giám đốc ĐHQGHN đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu ban hành bổ sung chính sách mới để đẩy mạnh công bố sở hữu trí tuệ.
TS. Nguyễn Ngọc Linh - Trường Quốc tế bày tỏ băn khoăn việc áp dụng chính sách đối với các đơn vị không nằm trong diện thí điểm. Trưởng ban Trần Thị Thanh Tú cho biết, đối với các đơn vị không thuộc phạm vi áp dụng, ĐHQGHN khuyến khích sử dụng kinh phí từ Quỹ Khoa học Công nghệ theo quy định của Nghị định số 109/2022/NĐ-CP và nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị để thực hiện chính sách thí điểm này. Đồng thời, ĐHQGHN vẫn thực hiện hỗ trợ đối với cán bộ khoa học của tất cả các đơn vị theo Hướng dẫn số 2622 và Hướng dẫn số 2695.
Các nhà khoa học tham gia buổi đối thoại bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến Một số nhà khoa học khác băn khoăn về thời gian đăng ký và thực hiện tạm ứng cũng như kênh thực hiện tạm ứng. Đại diện Ban Khoa học - Công nghệ cho biết, cán bộ khoa học có nhu cầu sẽ được thực hiện tạm ứng trực tiếp tại Quỹ Phát triển Khoa học - Công nghệ, ĐHQGHN. Trước đó, cán bộ khoa học đăng ký trước công trình công bố (dự kiến) thông qua kênh Câu lạc bộ Nhà Khoa học ĐHQGHN (VSL). Thời gian đăng ký linh động, đảm bảo đăng ký trước ngày 31/12/2024 và được xét thực hiện tạm ứng tối đa trong vòng 30 ngày.
Trong khuôn khổ chương trình, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã trao tặng bằng khen và chúc mừng PGS.TS Trần Mạnh Trí - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên vì những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN, lãnh đạo phòng/bộ phận KHCN, đại diện nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm/trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN.
Trưởng ban Khoa học - Công nghệ Trần Thị Thanh Tú điểm lại kết quả phiên đối thoại lần thứ nhất và thông tin một số chính sách mới ban hành Tại phiên đối thoại, Trưởng ban Khoa học - Công nghệ Trần Thị Thanh Tú điểm lại kết quả của phiên đối thoại lần thứ nhất năm 2024 được tổ chức vào tháng 3/2024. Theo đó, ĐHQGHN đã hỗ trợ 23 đề tài QG do các nhà khoa học dưới 40 tuổi làm chủ nhiệm đề tài; 100% đề tài QG nhận hỗ trợ từ ĐHQGHN đều do nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm trọng điểm chủ trì.
Trưởng ban Trần Thị Thanh Tú cho biết, ngày 03/7/2024, ĐHQGHN đã ban hành Thông báo số 3138/TB-ĐHQGHN về việc Thí điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học xuất sắc của ĐHQGHN. Trước đó, ngày 14/6/2024, ĐHQGHN cũng đã ban hành Hướng dẫn số 2622/HD-ĐHQGHN về việc Hỗ trợ công bố Quốc tế. Hiện nay, ĐHQGHN cũng đang nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển Nhà khoa học, Nhóm nghiên cứu xuất sắc. Qua đó, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt hỗ trợ tài chính đối với nhà khoa học của ĐHQGHN đã có nhiều điểm mới đáng kể.
Theo thông báo 3138/TB-ĐHQGHN, các cán bộ khoa học có các công bố vượt trội sẽ được hưởng mức hỗ trợ với hệ số gấp từ 1,5 lần đến 3 lần so với mức hỗ trợ hiện hành đang áp dụng theo Hướng dẫn số 2622/HD-ĐHQGHN đối với bài báo và Hướng dẫn số 2695/HD-ĐHQGHN đối với đơn đăng ký bảo hộ. Đây là mức hỗ trợ cao nhất mà ĐHQGHN áp dụng. Chính sách tập trung vào các công trình công bố đỉnh cao, áp dụng đối với Bài báo từ Q2 trở lên đã được công bố và áp dụng đối với Đơn đăng ký bảo hộ đã được chấp nhận hợp lệ trong khoảng thời gian từ ngày 01/1/2024 đến ngày 31/03/2025. Quy trình thực hiện được rút gọn, giảm thiểu thủ tục hành chính và tạo điều kiện tối đa đối với cán bộ khoa học.
Hiện chính sách được thí điểm áp dụng đối với cán bộ khoa học cơ hữu tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Việt Nhật, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật và các Viện Nghiên cứu, đáp ứng các tiêu chí cơ bản: Cán bộ khoa học là tác giả đứng đầu/tác giả liên hệ của ít nhất 04 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học thuộc nhóm Q1, Q2 theo Scimago và tương đương, được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu Scopus và/hoặc cơ sở dữ liệu Web of Science - WoS hoặc cán bộ khoa học là tác giả chính của ít nhất 02 bằng độc quyền/đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ đối với bằng độc quyền sáng chế hoặc ít nhất 03 đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc quốc tế cấp.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho rằng cần tập trung vào yếu tố quốc tế hóa giáo dục và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ Phát biểu tại buổi đối thoại, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân nhấn mạnh, để thực hiện Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2030 trở thành đại học thuộc nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới, gia tăng các chỉ số khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là hết sức quan trọng. Thông qua chính sách thí điểm này sẽ là cơ sở đánh giá việc xác định một trong các tiêu chí cán bộ khoa học xuất sắc hiện ĐHQGHN đang xây dựng. ĐHQGHN kỳ vọng với những điểm mới của chính sách này sẽ hỗ trợ thiết thực, góp phần tạo động lực cho cán bộ khoa học phát huy số lượng và đảm bảo chất lượng công bố khoa học.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho biết, để đạt được mục tiêu đến năm 2030, ĐHQGHN trở thành đại học trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới cần chú trọng yếu tố quốc tế hóa giáo dục và tiềm lực khoa học công nghệ. Về quốc tế hóa, cần tập trung vào chất lượng giảng viên, sinh viên đạt chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, sinh viên tốt nghiệp đảm bảo năng lực làm việc trong môi trường quốc tế. Về khoa học công nghệ, các nhà khoa học và sản phẩm khoa học công nghệ phải đạt chuẩn quốc tế; muốn làm được điều này đòi hỏi chính sách để đầu tư vun cao.
Các nhà khoa học tham gia buổi đối thoại đã được Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn, Trưởng ban Khoa học - Công nghệ Trần Thị Thanh Tú giải đáp các băn khoăn xoay quanh việc thí điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học xuất sắc của ĐHQGHN.
PGS. TS Phạm Tiến Đức - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đề nghị làm rõ hơn các tiêu chí để xác định công trình vượt trội. Trưởng ban Trần Thị Thanh Tú cho biết, văn bản 3138/TB-ĐHQGHN nêu rõ tiêu chí cơ bản để xét hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học như sau: (i) Đối với bài báo từ Q2: từ bài thứ 04 trở lên được tính là công trình vượt trội; (ii) Đối với đơn đăng ký bảo hộ: từ đơn thứ 2 trở lên đối với sáng chế và đơn thứ 3 trở lên đối với giải pháp hữu ích, được tính là công trình vượt trội; Các công trình trước đó có thể đã được tài trợ từ đề tài/dự án, hỗ trợ/thưởng từ nguồn khác, quy đổi/giảm giờ giảng … hoặc không và được xét hỗ trợ theo quy định tại Hướng dẫn số 2622/HD-ĐHQGHN đối với bài báo và Hướng dẫn số 2695/HD-ĐHQGHN đối với đơn đăng ký bảo hộ.
PGS.TS Trần Mạnh Trí cho rằng cần có sự linh hoạt trong thực thi chính sách Góp ý cho chính sách, PGS.TS Trần Mạnh Trí - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho rằng, cấn có sự linh hoạt trong việc xác định thời gian bài báo khoa học được công bố hay thời gian bài báo được nhà xuất bản quốc tế chấp nhận công bố. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế quy đổi giữa bài báo và quyền sở hữu trí tuệ.
Cùng quan điểm với PGS. Trần Mạnh Trí, theo GS. Trần Xuân Tú - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, đây là chính sách rất cởi mở và định hướng hỗ trợ tốt cho nhà khoa học. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy số lượng đăng ký sở hữu trí tuệ của ĐHQGHN chưa tương xứng với tiềm lực. Do vậy, có thể xem xét quy đổi giữa công bố quốc tế và quyền sở hữu trí tuệ.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân bày tỏ sự nhất trí cao với quan điểm này. Ông cho rằng muốn hướng đến đại học đổi mới sáng tạo thì phải tăng cường số lượng và chất lượng sở hữu trí tuệ. Giám đốc ĐHQGHN đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu ban hành bổ sung chính sách mới để đẩy mạnh công bố sở hữu trí tuệ.
TS. Nguyễn Ngọc Linh - Trường Quốc tế bày tỏ băn khoăn việc áp dụng chính sách đối với các đơn vị không nằm trong diện thí điểm. Trưởng ban Trần Thị Thanh Tú cho biết, đối với các đơn vị không thuộc phạm vi áp dụng, ĐHQGHN khuyến khích sử dụng kinh phí từ Quỹ Khoa học Công nghệ theo quy định của Nghị định số 109/2022/NĐ-CP và nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị để thực hiện chính sách thí điểm này. Đồng thời, ĐHQGHN vẫn thực hiện hỗ trợ đối với cán bộ khoa học của tất cả các đơn vị theo Hướng dẫn số 2622 và Hướng dẫn số 2695.
Các nhà khoa học tham gia buổi đối thoại bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến Một số nhà khoa học khác băn khoăn về thời gian đăng ký và thực hiện tạm ứng cũng như kênh thực hiện tạm ứng. Đại diện Ban Khoa học - Công nghệ cho biết, cán bộ khoa học có nhu cầu sẽ được thực hiện tạm ứng trực tiếp tại Quỹ Phát triển Khoa học - Công nghệ, ĐHQGHN. Trước đó, cán bộ khoa học đăng ký trước công trình công bố (dự kiến) thông qua kênh Câu lạc bộ Nhà Khoa học ĐHQGHN (VSL). Thời gian đăng ký linh động, đảm bảo đăng ký trước ngày 31/12/2024 và được xét thực hiện tạm ứng tối đa trong vòng 30 ngày.
Trong khuôn khổ chương trình, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã trao tặng bằng khen và chúc mừng PGS.TS Trần Mạnh Trí - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên vì những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024.