Ngày 26/5/2024, tại BVTW Huế, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQGHN đã phối hợp với BVTW Huế tổ chức hội thảo: Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Nâng cao năng lực giám sát và thiết lập bản đồ phân bố melioidosis trên người và động vật ở Việt Nam” tại ba bệnh viện từ 9/2023-5/2024, mở rộng triển khai dự án tại ba bệnh viện mới đến 12/2024.
TS. Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Viện VSV&CNSH và ThS. BSCKII. Hoàng Thị Lan Hương, Phó giám đốc BVTW Huế đồng chủ trì hội thảo.
Tham gia Hội thảo có sự tham gia của hơn 80 đại biểu là các bác sĩ, cán bộ của Viện VSV&CNSH và 6 bệnh viện (BV) phối hợp nghiên cứu: BVTW Huế, BĐK Hà Tĩnh, BVHNĐK Nghệ An, BV Đà Nẵng, BVĐK Bình Định và BVĐK vùng Tây Nguyên cùng đại diện đến từ BV Bạch Mai, BVQY 103, ĐH Y Dược Huế, BVĐK Bắc Giang. Hội thảo còn có sự tham gia của các chuyên gia khoa học của Đại học Florida - đơn vị viện trợ dự án.
Trong khuôn khổ của Hội thảo đã diễn ra buổi tập huấn xét nghiệm melioidosis bằng quy trình nuôi cấy chọn lọc cho các cán bộ vi sinh của 3 bệnh viện mới tham gia dự án. Chương trình tập huấn đưọc thực hiện tại Khoa Vi sinh vật, Bệnh viện Trung ương Huế. Tại buổi tập huấn, các nhân viên y tế đã chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quy trình nuôi cấy chọn lọc nhằm cải thiện quy trình, giảm tỉ lệ bỏ sót ca bệnh.
Ngay sau buổi tập huấn, hội thảo báo cáo kết quả thực hiện dự án giai đoạn 1 và triển khai dự án giai đoạn 2. Viện trưởng Trịnh Thành Trung, Chủ nhiệm Dự án đã giới thiệu tổng quan về dự án, tổng kết các kết quả quan trọng mà dự án đã thực hiện được trong thời gian qua, đồng thời bàn về kế hoạch mở rộng triển khai dự án thêm 3 bệnh viện mới trong thời gian tới. Các đại diện của BV Nghệ An, Hà Tĩnh và Huế đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án tại đơn vị, gồm công tác tuyên truyền nâng cao cảnh giác của các bác sĩ lâm sàng với bệnh, công tác phối hợp giữa bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng, những khó khăn gặp phải và sáng kiến khắc phục. Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Bệnh nhiệt đới - bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu tới các bác sĩ lâm sàng về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị melioidosis.
Theo Chủ nhiệm dự án TS. Trịnh Thành Trung, dự án sẽ thực hiện nhiều hoạt động nâng cao năng lực chẩn đoán melioidosis tại 6 bệnh viện thông qua việc phối hợp cung cấp sinh phẩm hóa chất để sàng lọc vi khuẩn Burkholderia pseudomallei từ bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ nhiễm melioidosis, giúp tăng cường công tác xét nghiệm theo quy trình chọn lọc, nhằm hạn chế bỏ sót ca bệnh; Nâng cao cảnh giác/phản xạ nghi ngờ ca bệnh melioidosis của bác sĩ lâm sàng thông qua các cuộc họp hàng tuần, hàng tháng để trao đổi chuyên môn; Điều tra sự có mặt của vi khuẩn ngoài môi trường, kết hợp báo các ca bệnh lâm sàng và ca động vật nhiễm bệnh, tạo bản đồ dịch tễ bệnh melioidosis ở 6 tỉnh tại Việt Nam.
Dự án là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu giữa Viện VSV&CNSH và Đại học Florida (Mỹ) với sự tài trợ của Cơ quan giảm thiểu đe dọa Quốc phòng Hoa Kỳ (DTRA). Phía Việt Nam, Viện VSV&CNSH là đơn vị chủ trì dự án và phụ trách điều tra vi khuẩn B. pseudomallei ngoài môi trường và điều tra ca bệnh melioidosis trong các bệnh viện dân sự. Học viện Quân y có vai trò chủ trì nhánh phụ trách điều tra melioidosis trong hệ thống bệnh viện quân sự.
TS. Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Viện VSV&CNSH và ThS. BSCKII. Hoàng Thị Lan Hương, Phó giám đốc BVTW Huế đồng chủ trì hội thảo.
Tham gia Hội thảo có sự tham gia của hơn 80 đại biểu là các bác sĩ, cán bộ của Viện VSV&CNSH và 6 bệnh viện (BV) phối hợp nghiên cứu: BVTW Huế, BĐK Hà Tĩnh, BVHNĐK Nghệ An, BV Đà Nẵng, BVĐK Bình Định và BVĐK vùng Tây Nguyên cùng đại diện đến từ BV Bạch Mai, BVQY 103, ĐH Y Dược Huế, BVĐK Bắc Giang. Hội thảo còn có sự tham gia của các chuyên gia khoa học của Đại học Florida - đơn vị viện trợ dự án.
Trong khuôn khổ của Hội thảo đã diễn ra buổi tập huấn xét nghiệm melioidosis bằng quy trình nuôi cấy chọn lọc cho các cán bộ vi sinh của 3 bệnh viện mới tham gia dự án. Chương trình tập huấn đưọc thực hiện tại Khoa Vi sinh vật, Bệnh viện Trung ương Huế. Tại buổi tập huấn, các nhân viên y tế đã chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quy trình nuôi cấy chọn lọc nhằm cải thiện quy trình, giảm tỉ lệ bỏ sót ca bệnh.
Ngay sau buổi tập huấn, hội thảo báo cáo kết quả thực hiện dự án giai đoạn 1 và triển khai dự án giai đoạn 2. Viện trưởng Trịnh Thành Trung, Chủ nhiệm Dự án đã giới thiệu tổng quan về dự án, tổng kết các kết quả quan trọng mà dự án đã thực hiện được trong thời gian qua, đồng thời bàn về kế hoạch mở rộng triển khai dự án thêm 3 bệnh viện mới trong thời gian tới. Các đại diện của BV Nghệ An, Hà Tĩnh và Huế đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án tại đơn vị, gồm công tác tuyên truyền nâng cao cảnh giác của các bác sĩ lâm sàng với bệnh, công tác phối hợp giữa bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng, những khó khăn gặp phải và sáng kiến khắc phục. Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Bệnh nhiệt đới - bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu tới các bác sĩ lâm sàng về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị melioidosis.
Theo Chủ nhiệm dự án TS. Trịnh Thành Trung, dự án sẽ thực hiện nhiều hoạt động nâng cao năng lực chẩn đoán melioidosis tại 6 bệnh viện thông qua việc phối hợp cung cấp sinh phẩm hóa chất để sàng lọc vi khuẩn Burkholderia pseudomallei từ bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ nhiễm melioidosis, giúp tăng cường công tác xét nghiệm theo quy trình chọn lọc, nhằm hạn chế bỏ sót ca bệnh; Nâng cao cảnh giác/phản xạ nghi ngờ ca bệnh melioidosis của bác sĩ lâm sàng thông qua các cuộc họp hàng tuần, hàng tháng để trao đổi chuyên môn; Điều tra sự có mặt của vi khuẩn ngoài môi trường, kết hợp báo các ca bệnh lâm sàng và ca động vật nhiễm bệnh, tạo bản đồ dịch tễ bệnh melioidosis ở 6 tỉnh tại Việt Nam.
Dự án là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu giữa Viện VSV&CNSH và Đại học Florida (Mỹ) với sự tài trợ của Cơ quan giảm thiểu đe dọa Quốc phòng Hoa Kỳ (DTRA). Phía Việt Nam, Viện VSV&CNSH là đơn vị chủ trì dự án và phụ trách điều tra vi khuẩn B. pseudomallei ngoài môi trường và điều tra ca bệnh melioidosis trong các bệnh viện dân sự. Học viện Quân y có vai trò chủ trì nhánh phụ trách điều tra melioidosis trong hệ thống bệnh viện quân sự.