Kinh nghiệm xây dựng đề xuất các quỹ tư nhân tài trợ nghiên cứu tại Việt Nam

Tin tức 10/04/2024

✅Việt Nam hiện nay bắt đầu có các quỹ tài trợ nghiên cứu tư nhân, với quy mô tài trợ ngày càng lớn, đem đến cho các nhà khoa học, nghiên cứu viên và giảng viên các cơ hội mới trong việc thực hiện các ý tưởng nghiên cứu của mình. VSL – TALK 21 với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đề xuất các quỹ tư nhân tài trợ nghiên cứu tại Việt Nam” do Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (VSL) phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức, sẽ cung cấp một cái nhìn trong cuộc của những chủ nhiệm dự án đã được tài trợ bởi Quỹ Đổi mới sáng tạo VinGroup (VINIF).

- Thời gian: 15:00 ngày 10/4/2024 (Thứ Tư)

- Địa điểm: trực tiếp tại Phòng 418, Nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- ĐĂNG KÝ THAM DỰ TẠI: https://forms.gle/WpmWUYmArTixYfLE8

- Buổi chia sẻ kinh nghiệm sẽ được trình bày bởi hai khách mời:

- PGS.TS. Lê Thanh Hà, giảng viên Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.

- TS. Phạm Bảo Yên, giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

Thông tin diễn giả có tại: https://short.com.vn/b4NZ

✅ Hai diễn giả sẽ trao đổi kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng: (i) Đội ngũ nghiên cứu, (ii) Đề xuất nghiên cứu, (iii) Những vướng mắc khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình đi từ đề xuất đến thực hiện thực tế dự án nghiên cứu đã được tài trợ bởi VINIF.

- Phiên thảo luận sau hai bài trình bày sẽ có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Hoàng Nam, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN và được điều phối bởi PGS.TS. Nguyễn Trần Thuật, Phó Trưởng Ban Điều hành VSL. Cả hai cũng có kinh nghiệm trong việc đề xuất, thực hiện và nghiệm thu các dự án khoa học được tài trợ bởi quỹ VINIF.
- Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt

✅CLB Nhà khoa học ĐHQGHN trân trọng kính mời quý Thầy/Cô, các cán bộ, học viên, sinh viên ĐHQGHN quan tâm đăng ký tham dự.

Xin chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được đón tiếp quý vị!

—————————————

Thông tin liên hệ: Ms. Hải Âu, Chánh Văn phòng CLB Nhà Khoa học ĐHQGHN - ĐT: 0985.180.138/ Ms.Ngân Hà, Thư ký chuyên môn - ĐT: 098 4612388

Email: vnu.vsl@vnu.edu.vn

Website: https://vsl.vnu.edu.vn/

 

 

THÔNG TIN DIỄN GIẢ VSL – TALK 21

 

CHIA SẺ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỀ XUẤT CÁC QUỸ TƯ NHÂN TÀI TRỢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

 

- Thời gian: 15:00 ngày 10/4/2024 (Thứ Tư)

- Địa điểm: trực tiếp tại Phòng 418, Nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- ĐĂNG KÝ THAM DỰ TẠI: https://forms.gle/WpmWUYmArTixYfLE8

LÊ THANH HÀ
PGS. TS Lê Thanh Hà hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
TS. Hà tổ chức các nhóm nghiên cứu liên quan đến trí tuệ nhân tạo, xử lý ảnh, tương tác người máy cho các ứng dụng hỗ trợ y tế, bảo tồn văn hóa. Nhóm của TS. Hà đã và đang thực hiện trên 15 dự án khoa học công nghệ được tài trợ bởi các tổ chức trong và ngoài nước, đã công bố trên 20 tạp chí quốc tế có uy tín (ISI/Q1,2), trên 30 hội nghị quốc tế, và đã đăng ký và sở hữu nhiều bằng sáng chế trong nước và quốc tế.
Các môn học chuyên ngành TS. Hà đang giảng dạy bao gồm Xử lý ảnh số, Thị giác máy và Truyền thông Đa phương tiện.

Một số sản phẩm tiêu biểu do các nhóm nghiên cứu của TS. Hà:
- Hệ thống BLIFE hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động (http://blife.ai)
- Cuốn sách đại chúng Mắt Nói – Những tiếng nói được hồi sinh từ ánh mắt(https://matnoi.vn)
- Cổng thông tin DI SẢN SỐ bảo tồn và phát huy văn hóa phi việt nam (http://disanso.vn).
- Hệ thống TREALET hỗ trợ quảng bá thông tin di sản văn hóa và Hệ thống VITAGE thực tại ảo di sản văn hóa Việt
PHẠM BẢO YÊN
Tiến sĩ Phạm Bảo Yên hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
TS. Yên Phạm nhận bằng tiến sĩ về Hóa sinh và Sinh học phân tử/Enzym tại Khoa Hóa sinh và Lý sinh, Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill năm 2009 và hoàn thành chương trình đào tạo sau tiến sĩ vào năm 2011 tại cùng cơ sở này.
Từ sau đó, cô làm việc tại Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội có tên: PTN Công nghệ Enzyme và Protein.
Các đề tài nghiên cứu được lựa chọn bao gồm: phát hiện đột biến gen ở bệnh nhân ung thư bạch cầu dòng tủy cấp tính; sản xuất một số enzyme tái tổ hợp cần thiết cho Helicobacter pylori để sàng lọc các loại thuốc kháng khuẩn mới; và xác định đặc tính của độc tố thần kinh botulinum tái tổ hợp cho các ứng dụng trong tương lai trong chẩn đoán và phát triển thuốc.

Tin tức liên quan

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Chào bạn. 👋 Hãy để lại thông tin của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ cho bạn trong thời gian sớm nhất.