- Thời gian: 10:00 Thứ Sáu, ngày 25/3/2022. - Tọa đàm được tổ chức Trực tuyến qua #Zoom_meeting - Link đăng ký tham dự tại đây: https://forms.gle/G67HFWA8X19tX8mi6 (Ban Tổ chức sẽ gửi mail thông báo ID zoom tới quý vị) - Diễn giả: TS. Nguyễn Việt Cường – Giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Quốc tế, ĐHQGHN. Người lọt vào tốp 5% nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu theo xếp hạng của REPEC. Theo bảng xếp hạng mới đây của dự án Nghiên cứu kinh tế RePec, Việt Nam có hai nhà kinh tế lọt vào top 5% trong tổng số hơn 55.000 nhà kinh tế trên thế giới. Trong đó, TS. Nguyễn Việt Cường là người duy nhất đang làm việc tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu của anh được xuất bản ở các tạp chí quốc tế như American Political Science Review, World Bank Economic Review, … Trong số đó có bài giành giải Bài nghiên cứu xuất sắc nhất năm 2015 của The Journal of International Trade & Economic Development với nghiên cứu về “Tác động của thuận lợi hóa thương mại lên nghèo đói và bất bình đẳng: Bằng chứng từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình”. Theo thống kê của REPEC, TS. Nguyễn Việt Cường đã công bố 95 ấn phẩm nghiên cứu và 50 bài báo khoa học trong giai đoạn từ 2002 đến nay. - Tóm tắt nội dung hội thảo: Nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Cường đánh giá tác động của việc tăng lương tối thiểu lên việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam sử dụng số liệu từ Điều tra Lao động Việc làm (LĐVL) 2012-2020. Kết quả cho thấy tác động tích cực của việc tăng lương tối thiểu đối với tiền lương tháng của người lao động (NLĐ) có tiền lương dưới mức tối thiểu. Mức lương tối thiểu tăng 1% sẽ làm tăng 0,83% tiền lương hàng tháng. Tác động của tăng lương tối thiểu đối với tiền lương của lao động nói chung là không đáng kể. Tuy nhiên, nghiên cứu tìm thấy tác động tiêu cực của tăng lương tối thiểu lên số giờ làm việc của người lao động. Thay vì giảm số NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể đối phó với việc tăng lương tối thiểu bằng cách giảm giờ làm việc của NLĐ. Mức lương tối thiểu tăng 1% sẽ làm giảm số giờ làm việc bình quân đi 0,38%. Vì tổng tiền lương của NLĐ không thay đổi nên việc giảm giờ làm dẫn đến tăng thu nhập theo giờ. Mức lương tối thiểu tăng 1% dẫn đến tiền lương theo giờ tăng 0,32%. Điều này hàm ý rằng năng suất lao động tăng lên do tăng lương tối thiểu. Ngoài ra nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến NLĐ có mức lương thấp. Mặc dù mức lương tối thiểu thực tế giảm 1,3% vào năm 2020, nhưng tỷ lệ NLĐ nhận lương thấp hơn mức tối thiểu đã tăng lên 2,8 điểm % (hay nói cách khác là 56%) so với 5% năm 2019 và 7.8% năm 2020. - Thông tin liên hệ: Ms Hồng Quyên 0969.456.521 (VISL) hoặc Mr Đào Văn Huy – ĐT: 0936.081.831 (Phó Chánh Văn phòng VSL). Email: vnu.vsl@vnu.edu.vn/ visl@isvnu.vn Ban Tổ chức chào mừng các nhà khoa học, học viên, sinh viên của ĐHQGHN đăng ký tham dự và thảo luận với khách mời tại sự kiện. Trân trọng cảm ơn và rất hân hạnh được đón tiếp quý vị! |
VNU Media |
Seminar: “Chia sẻ về tăng lương tối thiểu đến việc làm ở Việt Nam”
15/02/2023
Tin tức liên quan
- ĐHQGHN tăng cường đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu
- Tạp chí Khoa học ĐHQGHN có 04 lĩnh vực được chấp nhận vào Hệ thống trích dẫn Đông Nam Á
- Tăng cường hỗ trợ tài chính cho nhà khoa học xuất sắc, hướng tới xây dựng đại học đổi mới sáng tạo chuẩn quốc tế
- PGS.TS Trần Mạnh Trí, chủ nhân giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 - Sản phẩm “nội địa” 100% của ĐHQGHN
- ĐHQGHN thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học xuất sắc
- Đối thoại chính sách: Hỗ trợ nhà khoa học và nhà khoa học xuất sắc tại Đại học Quốc gia Hà Nội
- 12 nhà giáo của ĐHQGHN được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú
- 6 tháng đầu năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố trên 900 bài báo quốc tế ISI/ SCOPUS
- Lần đầu tiên một tạp chí khoa học Việt Nam được xếp vào nhóm Q1
- Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Người đem ngọn lửa Nga thắp khát vọng khoa học Việt
- Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024: Tăng cường chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững tại Việt Nam
- 40 suất học bổng KBSV trao cho sinh viên ĐHQGHN
- THE Impact Rankings 2024: ĐHQGHN gia tăng số mục tiêu phát triển bền vững và xếp hạng trong nhóm 201-300 ở tiêu chí Tài nguyên và môi trường nước
- ICDV 2024: ĐHQGHN phát huy thế mạnh triển khai đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp bán dẫn
- QS World University Rankings 2025: ĐHQGHN tăng 100 bậc và khẳng định vị thế hàng đầu Việt Nam về chất lượng sau tốt nghiệp
- Tiếp tục góp phần nâng cao năng lực giám sát và thiết lập bản đồ phân bố melioidosis trên người và động vật ở Việt Nam
- Bốn nhà khoa học của ĐHQGHN tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng thế giới năm 2024
- Công nghệ theo dõi chuyển động mắt hỗ trợ trẻ rối loạn đọc viết
- Bảng xếp hạng THE YUR 2024: ĐHQGHN gia tăng chỉ số tiêu chí quốc tế hóa và môi trường nghiên cứu
- ĐHQGHN phối hợp với các đối tác để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn